Game trên di động đang chiếm hơn 90% số lượng game phát hành tại Việt Nam
Theo báo cáo “Thị trường điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020” do Appota phát hành, cho thấy tỷ lệ sử dụng điện thoại di động chiếm đến 70% tổng dân số tương đương 150 triệu thiết bị. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45% dân số và xếp hạng thứ 15 trên thế giới. Số lượng thuê bao 3G - 4G chiếm 53% người dùng smartphone.
Việc giá thành những chiếc smartphone ngày càng rẻ, bên cạnh đó hạ tầng kết nối phát triển khiến cho người dùng ưu tiên smartphone là thiết bị kết nối internet chính thay vì PC/Laptop hay TV, máy tính bảng. Điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp game trong nước tập trung phát hành game trên di động, nó trở thành mảnh đất màu mỡ dễ khai thác và cũng là xu hướng chung của thế giới.
Trong 2 năm trở lại đây, game chơi trên điện thoại di động đã trở thành một xu hướng mới trong việc phát hành game online ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 90% game online đang phát hành tại thị trường trong nước đều là game chơi trên điện thoại di động.
Cụ thể, kể từ năm 2018 đến nay, các nhà phát hành game trong nước không còn chú trọng vào việc mua bản quyền các game chơi trên máy tính, thay vào đó họ tập trung vào các game mobile. Hàng loạt game mobile “bom tấn” tại thị trường Trung Quốc, có giá bản quyền từ vài trăm ngàn đến vài triệu đô, đã được các doanh nghiệp mua về phát hành tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến các game được phát hành thành công và có doanh thu cao như: Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile, Perfect World VNG, Đấu La Đại Lục, Giang Hồ Chi Mộng, Danh Tướng 3Q, Tình Kiếm 3D, Tam Quốc Vương Giả…
Perfect World VNG - một game mobile "bom tấn" có doanh thu cao tại Việt Nam
Việc phát hành game trên di động cũng được xem là dễ dàng hơn rất nhiều so với phát hành game trên máy tính trước đây, khi các doanh nghiệp chỉ cần đưa game lên các kho ứng dụng như Apple Store, Google Play, mạng xã hội Facebook...và tiến hành các phương thức quảng bá…là có thể đưa game trực tiếp đến người chơi.
Nhiều vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý
Việc bùng nổ game trên di động trong những năm gần đây, đang đặt ra nhiều vấn đề cho cơ quan quản lý.
Thứ nhất là ai cũng có thể phát hành game trên di động được, chỉ cần có một tài khoản được duyệt trên các kho ứng dụng như AppStore, Google Play là cá nhân, doanh nghiệp, hay kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể phát hành game trên di động.
Thứ hai rất khó để quản lý thông tin cá nhân của người chơi game thể loại này, khi họ chỉ cần tải về bên cạnh dùng tài khoản của đơn vị phát hành, họ còn có thể dùng các tài khoản như Facebook, Google hoặc thậm chí không cần đăng ký tài khoản cũng có thể chơi được game.
Vấn đề nữa, đa số các máy chủ dành cho game trên di động hiện nay đều được đặt trên đám mây (cloud), thực tế các máy chủ trong nước doanh nghiệp báo cáo chỉ mang tính chất tượng trưng để tuân thủ các quy định về quản lý. Điều này cũng khiến cho việc khi xuất hiện các vi phạm sẽ rất khó để cơ quan chức năng xử lý.
Và cuối cùng là việc kiểm soát dòng tiền khi phát hành game trên di động là một điều rất khó. Bởi bên cạnh hỗ trợ đưa game đến người dùng, các kho ứng dụng như Apple Store hay Google Play còn tích hợp cả phương thức thanh toán, người dùng có thể trực tiếp trả tiền để mua game hay các vật phẩm trong game…
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, với hình thức này tiền sẽ chạy thẳng vào tài khoản của các doanh nghiệp như Apple, Google sau đó sẽ được các đơn vị này chia sẻ doanh thu cho các bên phát hành game. Điều đáng nói đây là các công ty xuyên biên giới và đang gây ra nhiều tranh cãi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Thực tế, các hình thức quản lý game online được cơ quan chức năng đưa ra hiện nay đã quá cũ và nếu không có các phương thức quản lý mới, sẽ không theo kịp sự phát triển của lĩnh vực này. Đặc biệt trong thời gian gần đây xu hướng game đám mây cũng đã bắt đầu được các ông lớn trên thế giới rục rịch đưa ra thị trường.
Lê Mỹ
Trong số này, các tựa game xuất xứ Trung Quốc đã chiếm được 25% thị phần với 27 sản phẩm lọt vào danh sách Top100 game mobile bán chạy nhất.
" alt=""/>Quản lý game di động đang phát sinh nhiều vấn đề bất cậpThông tin này khiến tất cả cộng đồng rất bất ngờ khi Chim Sẻ Đi Nắng vốn là cái tên gắn liền với GTV. Cả 2 từ lâu đã là một phần không thể tách rời khi nhắc đến GTV là nhắc đến Chim Sẻ Đi Nắng và ngược lại. Với bộ sưu tập giải thưởng vô cùng đồ sộ của mình, sẽ không ngoa khi nói rằng Chim Sẻ Đi Nắng chính là đại diện tiêu biểu của GTV trong cộng đồng Đế Chế Việt Nam.
Với sự dìu dắt và nâng đỡ của GTV, Chim Sẻ Đi Nắng từ một cậu bé 15 tuổi không có gì ngoài niềm đam mê với Đế Chế, nay đã trở thành 1 trong huyền thoại của tựa game lâu đời này tại Việt Nam. Chính GTV chứ không ai khác đã góp phần đưa tên tuổi đến gần hơn với cộng đồng AoE và vươn mình trở thành 1 trong những cái tên được săn đón bậc nhất trong làng KOLs hiện tại
Sau gần 10 năm thăng trầm gắn bó, Chim Sẻ Đi Nắng quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng cùng GTV để theo đuổi con đường riêng khi thành lập một clan AoE mới. Chia sẻ về quyết định này, Chim Sẻ Đi Nắng cho biết: "Ước mơ của tôi là một ngày nào đó sẽ tự mình đứng trên đôi chân của mình và gây dựng được một clan AOE chuyên nghiệp, sống với đúng đam mê và nhiệt huyết mà tôi đã dành cả tuổi trẻ của mình cho nó".
Với sự dìu dắt và nâng đỡ của GTV, Chim Sẻ Đi Nắng từ một cậu bé 15 tuổi không có gì ngoài niềm đam mê với Đế Chế, nay đã trở thành 1 trong huyền thoại của tựa game lâu đời này tại Việt Nam. Chính GTV chứ không ai khác đã góp phần đưa tên tuổi đến gần hơn với cộng đồng AoE và vươn mình trở thành 1 trong những cái tên được săn đón bậc nhất trong làng KOLs hiện tại
Sau gần 10 năm thăng trầm gắn bó, Chim Sẻ Đi Nắng quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng cùng GTV để theo đuổi con đường riêng khi thành lập một clan AoE mới. Chia sẻ về quyết định này, Chim Sẻ Đi Nắng cho biết: "Ước mơ của tôi là một ngày nào đó sẽ tự mình đứng trên đôi chân của mình và gây dựng được một clan AOE chuyên nghiệp, sống với đúng đam mê và nhiệt huyết mà tôi đã dành cả tuổi trẻ của mình cho nó".
Trao đổi với PV, GTV xác nhận sau nhiều ngày thương thuyết, cả 2 bên quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng thông qua thương lượng, hòa giải và không hề có kiện tụng hay bồi thường lên đến 40 tỷ như những gì được đồn đoán trên mạng. Đồng thời, cả GTV và Clan mới của Chim Sẻ Đi Nắng cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian sắp tới trong việc phát triển cộng đồng AoE.
Có thể nói, đây là cái kết vẹn toàn cho cả 2 bên sau những lùm xùm trong thời gian qua. Với GTV, đơn vị này chắc chắn sẽ tiếp tục gắn bó với cộng đồng AoE bằng việc duy trì và phát triển hệ thống giải đấu, tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các tài năng trẻ có triển vọng,... Về phía Chim Sẻ Đi Nắng, game thủ này sẽ thực hiện được những điều mình mong ước được tự đứng trên đôi chân của mình với một Clan AoE của riêng anh.
" alt=""/>Kết thúc vụ lùm xùm CSDN